META: Có nhiều tác phẩm NFT đã đấu giá thành công và thu về hàng triệu hoặc hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy khó hiểu một số hình ảnh bình thường mà sao có thể được định giá “trên trời” như vậy. Coinvn.com – Website tin tức tiền mã hoá sẽ cùng bạn đi tìm lời giải về tài sản kỹ thuật số này.
Chắc hẳn ít nhiều bạn đã nghe đến khái niệm NFT hay nghệ thuật kỹ thuật số, tác phẩm kỹ thuật số và đây chính là chủ đề được bàn luận “rôm rả” trong nhiều hội nhóm công nghệ trên mạng xã hội. Đây là một hình thức sưu tầm và đầu tư vào một sản phẩm dựa trên công nghệ blockchain. Mặc dù NFT chỉ mới xuất hiện vài năm nay nhưng đã trở thành một xu hướng “hot” trên thị trường tiền mã hóa. Vậy Non-Fungible Token là gì? Tài sản này có đặc điểm và rủi ro như thế nào? Hãy cùng Coinvn khám phá chi tiết về NFT trong bài viết dưới đây nhé!
- Coinvn: Trang tổng hợp và chia sẻ tin tức Bitcoin, Crypto hàng ngày
- Hướng dẫn cách mua bán USDT trên sàn Alinex chi tiết nhất
- Moonbeam (GLMR) là gì? Tất cả những điều cần biết về dự án Moonbeam
- Efinity là gì? Tất tần tật những điều cần biết về token EFI
- Moonriver là gì? Tất cả những điều cần biết về tiền điện tử MOVR
Tìm hiểu Non-Fungible Token (NFT) là gì?
NFT là viết tắt của Non-Fungible Token. Để giải thích một cách dễ hiểu về khái niệm này, Coinvn sẽ giải thích từ chi tiết sau đây:
- Fungible: Đây là khái niệm thường xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế chỉ việc các tài sản có thể được thay thế bằng tài sản khác một cách cơ bản và không thể phân biệt.
- Non-Fungible: Chỉ những loại tài sản duy nhất và không thể thay thế bởi bất kỳ tài sản nào khác.
- Token là một loại tài sản mã hóa được phát hành và hoạt động dựa trên công nghệ blockchain.
Tóm lại, NFT là một loại tài sản kỹ thuật số duy nhất, được lưu trữ và hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ blockchain. Các đồng coin/token trên thị trường mã hóa có thể phát hành hàng loạt với các đặc tính, đặc điểm hoàn toàn giống nhau nhưng NFT thì khác. Loại tài sản này có cách thức hoạt động tương đối giống tiền mã hóa nhưng điểm khác biệt ở đây đó là tính độc nhất.
Đặc biệt, NFT có thể trở thành tài sản cho bất kỳ thực thể nào từ bài hát, bức tranh, nhân vật game… thậm chí, cũng có thể là logo của Coinvn. Mỗi một NFT có một mã đúc riêng và là độc nhất. Bên cạnh đó, việc mua bán trao đổi loại tài sản này thường thanh toán bằng các đồng tiền mã hóa hoặc tiền tệ như USD.
NFT được dùng để làm gì?
Vậy thực chất những hình ảnh kỹ thuật số này sẽ có tác dụng gì? Coinvn nghĩ điều này có thể khiến bạn hơi khó tin nhưng chúng có nhiều ứng dụng hơn bạn tưởng.
Lĩnh vực nghệ thuật
Nhờ những tính chất đặc biệt trên mà NFT đã và đang được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trong trò chơi, NFT thể thao,… Bên cạnh đó, các tác phẩm kỹ thuật số có gắn với mã thông báo trên blockchain nên việc giao dịch diễn ra đơn giản và tin cậy.
Vì vậy, sự xuất hiện của NFT đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghệ thuật, giải quyết các vấn nạn về bản quyền. Bên cạnh đó, NFT cũng giảm các chi phí về tổ chức và tạo ra tương tác, kết nối giữa nghệ sĩ sáng tạo và người hâm mộ.
Lĩnh vực Gaming
Có lẽ, sau các tác phẩm thì game là lĩnh vực có ứng dụng NFT mạnh mẽ nhất. Nếu trong cách trò chơi điện tử truyền thống, thường việc chơi mang nhiều ý nghĩa giải trí, các vật phẩm trong game thường ít được mua bán hoặc sở hữu vì nhà phát hành game có quyền cung cấp, thì game blockchain hoàn toàn khác. Các vật phẩm trong game được đúc dưới dạng NFT. Do đó, mỗi một chiến lợi phẩm sở hữu, game thủ hoàn toàn có thể giao dịch trên marketplace và thu tiền về. Trào lưu Play-to-Earn khiến game thủ cảm thấy hào hứng, có động lực hơn và ngành công nghiệp này cũng bùng nổ hơn.
Số hóa tài sản thật
Trong tương lai, NFT được kỳ vọng có thể ứng dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đời sống, mã hóa tất cả tài sản, quyền sở hữu trí tuệ… Các tài sản như bất động sản có thể mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFT, giúp giải quyết vấn đề số đỏ giả trong bất động sản. Các vé tham gia sự kiện có thể được mã hóa để không bị làm giả. Các tài sản khác có giá trị cao cũng có thể được token hóa để làm bằng chứng quyền sở hữu, …
Bên cạnh đó, các thẻ ID nhận dạng thông tin cá nhân của người dân cũng có thể được mã hóa dưới dạng NFT, mã thông báo duy nhất để việc quản lý dễ dàng với cơ quan chức năng và thuận tiện với người dân.
Tài sản đầu tư và thế chấp
Không phải tất cả các NFT trên thị trường đều tăng giá nhưng cũng giống như thị trường tiền mã hóa với những NFT chất lượng, chúng cũng có chu trình tăng giá và giảm giá dựa trên nhu cầu cũng như con mắt của người muốn sở hữu. Vì vậy, chúng cũng có khả năng tăng gấp nhiều lần so với giá trị ban đầu. Ngoài ra, lĩnh vực DeFi (tài chính phi tập trung) cũng cho phép thế chấp NFT như một tài sản để thực hiện việc vay tiền mã hóa.
Quyên góp gây quỹ từ thiện
Không chỉ là các tác phẩm nghệ thuật hay hình thức đầu tư, NFT hoàn toàn có thể được sử dụng cho các mục đích nhân đạo khác. Cụ thể, hai thương hiệu Charmin và Taco Bell đã bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT để gây quỹ từ thiện và quỹ học bổng.
Đặc điểm của NFT
Chúng ta băn khoăn rằng tại sao sự ra đời của NFT lại thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và phát triển bùng nổ như vậy. Điều này là do các đặc điểm riêng của loại tài sản này đã làm nên sức hút của chính nó.
- Tính độc nhất: Mỗi NFT là các token độc nhất, nên chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt các NFT với nhau dù có bị sao chép y hệt.
- Tồn tại vĩnh cửu: Các NFT có thể tồn tại vĩnh viễn cùng với các thông tin liên quan đến NFT đó như thời điểm phát hành, hình ảnh, âm thanh của NFT…
- Dễ dàng truy xuất thông tin: Vì NFT chính là dòng code trên nền tảng công nghệ blockchain nên chúng ta dễ dàng xác định được tác giả cũng như thông tin của tài sản kỹ thuật số này.
- Chủ sở hữu: Những người sở hữu NFT có thể toàn quyền quyết định sở hữu và sử dụng NFT đó.
Cơ chế hoạt động của NFT như thế nào?
Giống như tiền mã hóa, NFT cũng sử dụng công nghệ blockchain – sổ cái kỹ thuật phân tán công khai, để ghi lại các giao dịch đã được thực hiện. Phần lớn NFT nằm trên nền tảng blockchain của Ethereum.
Mỗi NFT chỉ duy nhất một chủ sở hữu tại một thời điểm. Chủ sở hữu được sở hữu độc quyền tài sản kỹ thuật số này. Bên cạnh đó mã thông báo không thể thay thế này có tính độc nhất nên việc xác quyền sở hữu và chuyển giao mã thông báo giữa các chủ sở hữu diễn ra dễ dàng. Ngoài ra, các nghệ sĩ thường thích ký tên thì đó có thể là siêu dữ liệu giúp lưu trữ thông tin về NFT.
Câu chuyện về CryptoKitties và Ethereum
Cách để tạo ra các NFT
Trước tiên, cách tạo NFT sẽ bằng cách lên các platform như OpenSea, Rarible hay là Cent. Để tạo NFT ở các platform này đều tương tự nhau là bạn sẽ phải upload cái mà bạn muốn biến thành NFT lên. Tiếp theo bạn cũng có thể thêm cả link vào. Tiếp theo, bạn điền các thông tin cần thiết.
Bước 1: Trước tiên bạn phải có một bức tranh kỹ thuật số, có thể sử dụng bằng phần mềm photoshop. Sau đó, bạn cần truy cập trang web rarible.com, đây là nền tảng chuyên để giao dịch NFT. Khi truy cập bạn lưu ý cần phải kết nối với ví Metamask cá nhân.
Bước 2: Trên giao diện của Rarible, bạn chọn và nhấn nút “Create Collectible” ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 3: Rarible sẽ cho người dùng hai lựa chọn đó là “Single” nếu muốn NFT của mình là duy nhất hoặc “Multiple” muốn bán một NFT nhiều lần”. Về cơ bản thì chúng vẫn là token độc nhất nhưng điểm khác biệt đó là tài sản đó được giao dịch một lần hay nhiều lần trên nền tảng nó tạo ra.
Bước 4: Bạn chọn “Multiple” và nếu bạn quyết định đúc 3 bức tranh “Tokenize It” trong loạt token đầu tay. Ứng dụng của Rarible sẽ cho phép người dùng tải lên file .jpg, .png hay .gif với kích cỡ không vượt quá 10MB. Người dùng hoàn toàn có thể tạo một bộ sưu tập hay một “RARI”.
Một số lầm tưởng thường thấy ở NFT
Mặc dù sự xuất hiện của NFT đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và quan tâm của đông đảo người dùng, nhưng có lẽ rất nhiều người vẫn hiểu sai về tài sản này. Cùng Coinvn điểm qua những lầm tưởng thường thấy về NFT.
NFT là một loại tiền mã hóa hoặc blockchain
Các khái niệm, coin, token, blockchain, NFT thường khiến nhiều người nhầm lẫn. Thực chất NFT không phải là một loại tiền mã hóa nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với token và blockchain.
- NFT không phải là blockchain nhưng áp dụng công nghệ blockchain, sổ cái phân tán để tạo ra các bằng chứng bất biến chứng minh quyền sở hữu của tài sản.
- NFT cũng là một loại token nhưng khác với token của tiền mã hóa đó là tính duy nhất và không thể thay thế.
NFT không có giá trị cũng như tiện ích
Nhiều người cho rằng NFT có vẻ không có giá trị thiết thực nào. Thực tế, giá trị của tài sản mang lại chính là từ công nghệ blockchain. Việc sổ cái phân tán này có độ minh bạch, bảo mật tốt giúp tài sản cũng được lưu trữ tốt hơn.
Mỗi NFT đều có nguồn gốc thông qua hồ sơ về quyền sở hữu cũng như lịch sử giao dịch được lưu trữ trên nền tảng blockchain, giúp nâng tầm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật. Các nghệ sĩ sáng tạo dễ dàng tạo ra NFT mà không cần tới bên thứ 3 cũng là điểm mạnh của tài sản này.
NFT là lừa đảo
Cho dù là NFT, tiền mã hóa, bất động sản ngoài đời thực hay bất kỳ hoạt động đầu tư nào luôn có nhóm lừa đảo. Tuy nhiên, chúng ta không thể đánh đồng cả thị trường với một nhóm “con sâu làm rầu nồi canh” được. Thực tế, trên thị trường NFT có rất nhiều dự án có hồ sơ thông tin rõ ràng và phát triển từng ngày.
NFT có hại cho môi trường
Nhiều người cho rằng NFT có thể gây tác động xấu cho môi trường khi được đúc bằng giao thức đồng thuận (PoW) tiêu tốn khá nhiều năng lượng của Ethereum. Tuy nhiên vấn đề lại nằm ở PoW của dự án Ethereum chứ không phải NFT. Hơn nữa NFT đã được phát triển trên nhiều nền tảng khác sử dụng giao thức đồng thuận tối ưu hơn như Solana, Binance…
NFT quá khó hiểu
Chắc chắn rồi, nếu bạn là lính mới thì sẽ cảm thấy rối đầu khi tiếp xúc với các khái niệm NFT. Điều này là hoàn toàn bình thường vì với bất kỳ một lĩnh vực mới nào bạn cũng đều cảm thấy khó hiểu như vậy. Nhưng khi bạn hiểu được các khái niệm cơ bản thì càng tìm hiểu bạn càng hiểu sâu hơn về loại tài sản kỹ thuật số này.
Nguy cơ rủi ro của NFT mà bạn nên biết
Dưới đây là những rủi ro về NFT mà Coinvn muốn bạn biết. Vì khi có đủ hiểu biết, kiến thức, bạn sẽ có thể kiểm soát cũng như hạn chế những rủi ro này.
Điểm mạnh lớn nhất của NFT cũng chính là điểm yếu lớn nhất của nó, đó là bất kỳ ai cũng có thể tạo ra NFT. Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều NFT vô giá trị trên thị trường. Vì vậy, đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường hoặc ít kinh nghiệm thường không lựa chọn được những bộ sưu tập tiềm năng, dẫn đến thua lỗ.
Thị trường NFT chưa có bất kỳ một cơ chế nào định giá tài sản nên giá của token này hoàn toàn do “nhà sáng lập” ngẫu nhiên đặt. Điều này dẫn đến sự biến động rất lớn của thị trường. Nhiều NFT có thể tăng 2.000% hoặc hơn nhưng cũng có thể bị “chia” rất nhiều lần.
Cuối cùng đó là vấn nạn lừa đảo. Chúng có nhiều hình thức, giả mạo airdrop, rug-pull, NFT giả… và số vụ lừa đảo cũng xuất hiện ngày một nhiều, quy mô ngày một lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vì vậy, nhà đầu tư cần dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh trở thành nạn nhân.
Tổng kết
Bài viết trên Coinvn đã trình bày rất chi tiết về NFT, làn sóng đầu tư mới gây bão trên thị trường thời gian qua. Hi vọng rằng, qua những thông tin trong bài viết, bạn đã có nền tảng để tìm kiếm các dự án NFT tiềm năng cho bản thân. Bên cạnh đó, NFT cũng đối mặt với nhiều rủi ro cũng như thách thức không nhỏ về mặt hệ thống. Chúc bạn đọc luôn giữ được cái đầu lạnh, có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và chiến lược đầu tư thông minh để nắm bắt được cơ hội đầu tư trên thị trường này.